Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý năm 2023

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý năm 2023

Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường là những loại giúp ổn định đường huyết và có khả năng hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Người bệnh cần dùng những thực phẩm tốt cho người tiểu đường để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim, thận. Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì? Cùng CUỘC SỐNG SỨC KHOẺ thảo luận về thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường qua bài viết sau

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường

là một nhóm các rối loạn chuyển hóa có đặc trưng là tình trạng đường huyết cao kéo dài. Các triệu chứng bao gồm tiểu tiện, khát nước và cảm thấy đói nhiều hơn bình thường.Nếu không được điều trị, đái tháo đường có thể gây ra nhiều biến chứng,bao gồm các biến chứng cấp tính như nhiễm toan ceton, tăng áp lực thẩm thấu và tử vong, cũng như các biến chứng mạn tính như bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, bệnh thận, loét bàn chân, tổn thương thần kinh, tổn thương mắt và suy giảm nhận thức.

Các giai đoạn bệnh tiểu đường
Các giai đoạn bệnh tiểu đường

Đái tháo đường được gây ra bởi một trong hai nguyên nhân: do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc do các thể bào của cơ thể không phản ứng một cách bình thường với insulin mà tuyến tụy sản xuất. Có 3 loại đái tháo đường chính:

Đái tháo đường loại 1 là kết quả của việc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin do mất tế bào beta. Loại đái tháo đường này từng có tên là “đái tháo đường phụ thuộc insulin” hoặc “đái tháo đường trẻ em”.Tế bào beta mất đi do một phản ứng tự miễn dịch. Nguyên nhân gây ra phản ứng này vẫn chưa được tìm ra.


Đái tháo đường loại 2 bắt đầu bằng tình trạng kháng insulin, nghĩa là các tế bào của cơ thể không phản ứng một cách bình thường với insulin.Người bệnh cũng có thể trở nên thiếu insulin sau một thời gian. Loại này từng có tên gọi là “đái tháo đường không phụ thuộc insulin” hoặc “đái tháo đường khởi phát ở tuổi trưởng thành”. Nguyên nhân phổ biến nhất là thừa cân và không tập thể dục.


Đái tháo đường thai kỳ, loại đái tháo đường chính thứ ba, xảy ra khi phụ nữ mang thai có đường huyết cao mặc dù không có tiền sử đái tháo đường.

Đái tháo đường loại 1 cần phải được kiểm soát bằng cách tiêm insulin.

Đối với đái tháo đường loại 2, các biện pháp ngăn ngừa và điều trị bao gồm duy trì chế độ ăn lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, giữ cân nặng ở mức bình thường và tránh hút thuốc lá. Cũng có thể điều trị đái tháo đường loại 2 bằng các loại thuốc như thuốc làm nhạy cảm insulin có hoặc không kết hợp với insulin. Việc kiểm soát huyết áp cũng như chăm sóc chân và mắt đúng cách là rất quan trọng với người bệnh.Insulin và một số loại thuốc uống có thể gây hạ đường huyết. Ở người bệnh béo phì, phẫu thuật giảm cân cũng có thể là một biện pháp điều trị hiệu quả.

Đái tháo đường thai kỳ thường tự chấm dứt sau khi thai nhi được sinh ra

Những thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý

tieu duong nen gi che hop ly danh cho nguoi tieu duong 1
Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường
  • Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
  • Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
  • Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
  • Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
  • Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Một số lưu ý trong chế độ ăn của người tiểu đường

  • Chia khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ, ngoài 3 bữa chính là sáng – trưa – tối, bệnh nhân nên có thêm các bữa phụ vào giữa buổi sáng và buổi trưa, giữa buổi trưa và buổi tối, trước khi đi ngủ. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp ổn định đường huyết, không làm đường huyết tăng cao sau khi ăn và không bị hạ thấp khi đói.
  • Trong chế độ ăn nên hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường như bánh kẹo, sữa có đường, nước ngọt, các loại hoa quả ngọt như: chuối, nhãn, xoài, mít, na,…
    Trong quá trình chế biến không nên cắt, thái thực phẩm quá nhỏ, không nên nấu, ninh thực phẩm quá nhừ. Bởi nếu làm như vậy thực phẩm sẽ nhanh chóng được tiêu hóa, hấp thụ sẽ làm tăng đường huyết nhanh sau khi ăn và hạ đường huyết khi đói, khi cách xa bữa ăn.
  • Bệnh nhân đái tháo đường cần điều chỉnh chế độ ăn sao cho cân nặng không nhỏ hơn chiều cao bình phương x 20 và không lớn hơn chiều cao bình phương x 22. Cần theo dõi cân nặng để có thể điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
Cách tính chỉ số khối lượng cơ thể
Cách tính chỉ số khối lượng cơ thể
  • Trong chế độ ăn vẫn cần phải cung cấp đầy đủ các chất như chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vitamin và khoáng chất để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

Thực phẩm cho bệnh nhân tiểu đường nên kiêng

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Các biện pháp kiểm soát đái tháo đường tập trung vào việc giữ đường huyết ở gần mức bình thường nhất có thể mà không làm hạ đường huyết. Có thể đạt được điều này bằng cách thay đổi chế độ ăn, tập thể dục, giảm cân và sử dụng các loại thuốc phù hợp bao gồm insulin và thuốc uống.

Cuộc sống sức khoẻ xin giới thiệu một số thực phẩm bổ sung cũng như thuốc hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường được nhiều người tin dùng:

thuoc tieu duong
VIÊN TIỂU ĐƯỜNG NHẬT BẢN INSUNA

Sữa Tiểu Đường Nutri Diabet – Dinh dưỡng 100% từ New Zealand cho người đái tháo đường

Sữa tiểu đường Nutridiabest gold
Sữa tiểu đường Nutridiabest gold

>>> XEM THÊM BÀI VIẾT :

>>> XEM CÁC BÀI VIẾT VỀ SỨC KHOẺ HỮU ÍCH

>>> XEM CÁC HỘP QUÀ TẶNG QUÀ BIẾU Ý NGHĨA

0/5 (0 Reviews)
7 Comments
  1. […] Tiền sử bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường thường có mức đường huyết cao và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. […]

  2. […] Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường có nguy cơ cao hơn bị tổn thương gan. […]

  3. […] Tiểu đường: Bệnh tiểu đường cũng là một yếu tố nguy cơ gây thoái hoá giác mạc, bởi vì nó có thể gây tổn thương đến các mạch máu và các tế bào trong giác mạc. […]

  4. […] >>> XEM THÊM BÀI VIẾT: Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý […]

  5. […] Thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý năm 2023 […]

    Bình Luận

    Shopping cart