Nhân sâm là gì? 6 Công dụng và Cách dùng tốt cho sức khoẻ

Nhân sâm là gì? 6 Công dụng và Cách dùng tốt cho sức khoẻ

Nhân sâm là gì?

Cùng Cuộc Sống Sức Khoẻ xem bài viết chi tiết dưới đây:

Nhân sâm là loài thảo dược quý hiếm và rất khó trồng, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước.

Nhân sâm là một “liều thuốc kỳ diệu” bởi vì nó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Đặc biệt là phần rễ của nhân sâm có hiệu quả rất tốt trong việc điều hòa huyết áp.

Nhân sâm là gì?
Nhân sâm

Ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết

Nhân sâm phân bố chủ yếu ở đâu?

Là loài thực vật mọc hoang và trồng ở vùng Cao Ly nay là CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc. Ở Trung Quốc có 2 tỉnh miền Đông Bắc là: Liêu Ninh và Cát Lâm. Liên Bang Nga có ở miền Viễn Đông, nhưng trên thị trường thế giới người ta chỉ chuộng nhân sâm có xuất xứ từ CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc, có tên chung là Sâm Cao Ly. Nhân Sâm Hàn Quốc:

Nhân sâm ở Việt Nam nổi tiếng nhất là loại sâm Ngọc linh (sâm Việt Nam mới đưa vào nghiên cứu thành công trong vài năm gần đây). Loại nhân sâm Việt Nam chủ yêu trồng phổ biến tại các vùng núi Kon Tum, Đắc lắc. Là cây thuốc quý được đưa vào sách bảo tồn cho nhu cầu chữa bệnh của y học cổ truyền.

Phân biệt nhân sâm Việt Nam với các loại nhân sâm khác không khó, đó là sâm Việt Nam mỗi năm chỉ rụng một lá và tạo thành một sẹo trên nhánh củ sâm, do sâm càng nhiều tuổi thì sâm càng lớn và thường được gọi là Mắc Sâm. Một củ gốc lớn của nhân sâm Việt Nam có thể tẻ ra từ 3-4 nhánh và phát triển,nhánh tẻ ra rất rõ ràng, củ càng to thì rễ càng nhiều, khi nhai lát sâm thì thấy mềm và thơm, thông thường chỉ hay gặp củ sâm chỉ có một nhánh.

Theo lịch sử y học cổ truyền của Trung Quốc từ 3.000 năm trước Công Nguyên, Nhân Sâm đã được nói đến như là một thần dược trong “Thần nông bản thảo” của vua Thần Nông. Nhân sâm có ở nhiều quốc gia khác nhau như: Ấn Độ, Triều Tiên, Nhật Bản, Vùng Viễn Đông Nga, Vùng Bắc Mỹ (Hoa Kỳ) nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Sâm Triều Tiên, Hàn Quốc. 

– Hàn Quốc không chỉ được biết đến với tên gọi “xứ sở kimchi” và còn nổi tiếng là vùng đất của nhân sâm. Nhân sâm Hàn Quốc có những giá trị to lớn cả về mặt y học lẫn kinh tế và văn hóa.
– Nhân sâm có tên khoa học là Panax Ginseng C.A.Mey, thuộc họ nhân sâm (Araliaceae) hoặc họ Ngũ gia bì…
-Sâm Cao Ly: là loại nhân sâm được sản xuất tại Hàn Quốc. Sâm Cao Ly là loại sâm nổi tiếng trên thế giới, sinh trưởng trong 6 năm, trở thành loại thuốc quý hiếm dùng để xuất khẩu.

nhan sam
Quá trình sinh trưởng 6 năm của Sâm Cao Ly Hàn Quốc

Thành phần có trong Nhân sâm là gì?

– Nhân sâm có chứa nhiều glucoxit nhân sâm, acid amin, các loại chất xúc tác polipeptit, polisaccarit, tinh dầu, adcid sunfuric, đường mạch nha, đường saccazo, đường glucose, nhưa quả, vitamin A, B1, B2, C

Phân loại Nhân sâm

Tùy theo cách chế biến nhân sâm Hàn Quốc được phân loại theo như sau:
+ Sâm tươi
Là loại sâm vừa được thu hoặc từ trong đất và để nguyên trạng thái tự nhiên vẫn còn dính một lớp đất mỏng trên mình củ. Tùy theo số năm trồng mà sâm tươi được chi ra sâm 4 năm tuổi, 5 năm và 6 năm tuổi. Có nhiều cách để dùng sâm tươi như ngâm rượu, xay nhỏ cho vào sữa, làm nước sâm, trà sâm, sâm tẩm mật ong, nấu gà tần sâm, làm bánh sâm…
+ Bạch sâm
Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô
+ Hồng sâm
Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.

6 Tác dụng nổi bật của Nhân sâm là gì?

Nhân sâm là một vị thuốc quý. Bộ phận dùng làm dược liệu là rễ phơi hay sấy khô của cây nhân sâm (Panax gingseng C.A. Mey.), thuộc họ ngũ gia bì (Araliaceae). Nhân sâm là cây mọc hoang hoặc được trồng ở những vùng cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh. Loại sâm tự nhiên quý hơn sâm trồng và loại sâm này được gọi là dã sâm.

Nhân sâm là vị thuốc lợi về các kinh tỳ, phế, tâm. Theo những tài liệu cổ của Y Học Cổ Truyền, nhân sâm có tính bình, vị ngọt, hơi đắng có tác dụng bổ khí, cố thoát, điều tiết cơn khát, ích trí, an thần, kiện tỳ, bổ phế, trấn tĩnh, giảm đau mỏi và chống mệt mỏi.

1- Kích thích hệ thống miễn dịch và thần kinh

Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương: cải thiện trí nhớ, gia tăng khả năng tư duy, minh mẫn, cải thiện thị giác, thính giác. Tác dụng giải lo âu, sợ hãi và chống trầm cảm.

 Đặc tính Adaptogenic có trong thành phần của nhân sâm có tác dụng kích thích sự trẻ hóa tế bào và có thể khôi phục các tế bào bị hư hại ở những người lớn tuổi. Nhân sâm cũng có thể giúp chống lại bệnh cúm và các bệnh truyền nhiễm khác

2- Điều trị bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu có thể giảm đáng kể bằng cách sử dụng các chế phẩm từ nhân sâm. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường, không nên sử dụng cùng một lúc thuốc với nhân sâm để tránh có thể làm cho lượng đường huyết bị giảm xuống mức quá thấp. Trước khi sử dụng nhân sâm, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nội tiết

3- Ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư

Sự phát triển của một số loại tế bào ung thư có khả năng bị ức chế bởi nhân sâm. Theo những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần ginsenosides có trong nhân sâm có tác dụng chống lại khối u và có thể gây tổn thương các tế bào ung thư buồng trứng , ung thư phổi, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và các tế bào thần kinh. Ngoài ra, nhân sâm cũng có chức năng ức chế sự phát triển chu kỳ tế bào và làm chậm quá trình tăng trưởng của tế bào ung thư.

4- Giảm nồng độ cholesterol

Trong một số nghiên cứu gần đây, nhân sâm đã được tìm thấy có khả năng làm giảm  (cholesterol xấu). Các nhà khoa học chứng minh rằng thành phần ginsenosides chứa trong nhân sâm hữu dụng cho việc giảm mức cholesterol trong cơ thể.

5- Tác dụng bảo vệ gan, giải độc, chống oxy hóa và lão hóa tế bào

Cải thiện các triệu chứng lâm sang vàng da, chán ăn, đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt, nôn ói… và các chỉ số sinh hóa gan trong giai đoạn đầu.

6- Tác dụng tình dục và điều hòa nội tiết sinh dục

 Giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới.

Tác dụng phụ khi dùng nhân sâm

Nhân sâm là một vị thuốc bổ cho cơ thể. Tuy nhiên, khi sử dụng nhân sâm bạn có thể gặp một số tác dụng không mong muốn cho cơ thể. Cụ thể là, sau vài ngày sử dụng nhân sâm, bạn có thể xuất hiện cảm giác bồn chồn và dễ kích thích. Do tác dụng của nhân sâm có thể làm giảm lượng đường trong máu nên có thể gây ra giảm khả năng tập trung và tụt đường máu.

Đồng thời, nhân sâm có tác dụng giống estrogen nên không nên dùng cho phụ nữ người mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em. Nguyên nhân là do, đã có những báo cáo về sự ảnh hưởng nghiêm trọng hơn như các cơn hen, tăng huyết áp, đánh trống ngực và chảy máu tử cung ở những phụ nữ sau khi mãn kinh.

Mặt khác, nhiều người do chưa quen sử dụng sẽ cảm thấy nhân sâm có mùi khá khó chịu.

Cách sử dụng Nhân sâm hiệu quả

Cách sử dụng nhân sâm tươi

Sâm tươi Hàn Quốc có các thành phần dưỡng chất có giá trị cao nên rất tốt cho sức khỏe của con người. Việc chế biến nhân sâm cùng đồ ăn thức uống là một vấn đề đang được khá nhiều người tiêu dùng quan tâm.

1- Ngâm sâm ngâm với mật ong

Sâm Tươi ngâm mật ong là sản phẩm được kết hợp giữa nhân sâm và mật ong, là sản phẩm giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, tăng sức đề kháng, chống lão hóa da, chống lão hóa da, kéo dài tuổi thọ. Nhân sâm tươi ngâm mật ong được rất nhiều người sử dụng bởi cách làm vô cùng đơn giản mà rất hiệu quả.

sam ngam mat ong
Sâm ngâm mật ong

2- Cách ngâm rượu sâm tươi Hàn Quốc

Rượu sâm Hàn Quốc rất tốt cho sức khỏe, có một bình rượu sâm trong nhà là có một bình thuốc quý cho cả gia đình. Rượu nhân sâm không những giúp tăng cường sức khỏe mà còn giúp không gian trong nhà thêm sang trọng

ruou sam
Bình rượu Sâm

3- Cách sử dụng nhân sâm để pha trà

Trà nhân sâm là một loại thức uống tốt cho sức khỏe, tiện lợi hơn nhiều so với những cách sử dụng nhân sâm khác và dĩ nhiên là hoàn toàn tận dụng được hết dưỡng chất có trong nhân sâm. 

4- Chế biến món ăn từ nhân sâm tươi Hàn Quốc

Cách sử dụng nhân sâm để ngâm rượu, hãm trà uống, chế biến các món ăn thượng phẩm, sang trọng, đắt đỏ. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng nhân sâm để chế biến thành những món ăn đơn giản, nhẹ nhàng, không cầu kỳ hoa mỹ mà lại tốt cho sức khỏe. Dưới đây là một số món ăn điển hình được chế biến từ nguyên liệu nhân sâm Hàn Quốc.

  • Nấu cháo Nhân sâm
  • Hầm gà với Nhân sâm

Cách sử dụng nhân sâm khô

Có 6 cách sử dụng Nhân sâm khô cơ bản là là pha trà uống, sắc uống như thuốc, ngâm mật ong, nấu cháo ăn, ngậm tan, tán bột. Mỗi cách sử dụng lại mang đến sự tiện lợi khác nhau, đảm bảo mục đích sử dụng của người dùng.

Các chế phẩm từ Nhân sâm thông dụng hiện nay

  • Nước Hồng sâm
  • Cao Hồng sâm
  • Bột Hồng sâm
  • Viên Hồng sâm


>>>Xem thêm bài viết Saffron là gì? Công dụng, cách dùng , giá saffron 2023

Câu hỏi thường gặp:

Nhân sâm là gì?

Nhân sâm là loài thảo dược quý hiếm và rất khó trồng, là một vị thuốc quý của y học cổ truyền. Nhân sâm là một trong bốn loại thuốc quý (Sâm – Nhung – Quế – Phụ) của Đông Y từ hàng ngàn năm trước. Ngày nay Y học hiện đại đã có nhiều công trình nghiên cứu xác nhận nhiều dược lý của nhân sâm như tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể đồng thời còn phát hiện thêm nhiều tác dụng mới của nhân sâm, mà trước đây người xưa chưa biết.

Bạch sâm là gì?

Từ nguyên liệu sâm tươi, sau khi lột một lớp vỏ mỏng sâm được đem phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên cho đến khi chỉ còn dưới 14% thành phần nước, lúc đó vỏ sâm có màu trắng sữa nên được gọi là Bạch sâm. Vì đã được chế biến thành loại sâm khô nên có thể bảo quản trong thời gian lâu dài. Tùy theo hình dáng mà bạch sâm cũng được phân loại riêng như nguyên củ khô, thân sâm khô, rễ sâm khô

Hồng sâm là gì?

Từ nguyên liệu sâm tươi đã được lựa chọn kỹ về hình dáng và chất lượng, sâm được đem hấp chín khô cho tới khi thành phần nước chỉ còn dưới 14% nên ruột sâm có màu hồng và được gọi là Hồng sâm. Tùy theo hình dáng và chất lượng ruột, hồng sâm được phân thành thiên sâm, địa sâm, lương sâm. Trong quá trình chưng hấp hồng sâm được sinh thêm nhiều chất bổ dưỡng nên được đánh giá tốt hơn nhân sâm và tốt cho tất cả mọi người già trẻ trai gái.

0/5 (0 Reviews)
1 Comment
  1. […] >>> Xem thêm bài viết Nhân sâm là gì? 6 Công dụng và Cách dùng tốt cho sức khoẻ […]

    Bình Luận

    Shopping cart